Nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn đều đến đây xin nước uống và có được kết quả viên mãn.
Khát khao có được một đứa con luôn cháy bỏng trong lòng những cặp vợ chồng hiếm muộn. Thế nên khi nghe tin đồn về ngôi làng tại ấp Hưng Hiệp, xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai có nhiều cặp sinh đôi Việt Nam, cái ấp nhỏ bé bỗng trở nên nổi tiếng.
Người ta truyền tai nhau bảo rằng nơi đây dị thường là do nguồn nước giếng của làng khác biệt với các vùng lân cận.
Lại thêm nhưng cặp vợ chồng muộn đường con cái, cứ đến đây xin uống nước giếng là về sẽ sinh con, thực hư chẳng rõ ra sao nhưng người dân tứ xứ cứ đổ về nườm nượp.
Tấp nập đến xin con ở "giếng thần"Từ khi nghe tin về chuyện lạ của làng sinh đôi, người ở khắp các vùng miền từ Nam chí Bắc tấp nập đổ về mong chứng thực điều kỳ bí. Đặc biệt là các cặp vợ chồng hiếm muộn lâu năm thì lại càng có động lực để tìm đến. Một dạo, ở làng sinh đôi, khách lạ đến là đông, chủ yếu tìm xin nước giếng làng về uống.
Giếng thần" có thực sự linh nghiệm hay không còn nhiều điều cần lý giải.
Chị Nguyễn Thị Hương, 29 tuổi, ở tại Thái Bình lập gia đình đã hơn 8 năm nhưng vẫn không có con. Tìm thầy chạt chữa khắp nơi mà tình hình không mấy khả quan. Đi khám thì bác sĩ chuẩn trị khả năng thụ thai rất thấp. Giấc mơ được nghe tiếng cười trẻ thơ gần như tan biến cho đên một ngày chị nghe tin về một ngôi làng khác thường từ người anh đang sinh sống ở tận miền Nam xa xôi. Đó chính là anh Hưởng, hiện là chủ nhiệm mắt kinh Nguồn sáng tại 124/4 khu phố 10, phường Tân Biên, Biên Hòa, Đồng Nai.
Ở cách làng sinh đôi chỉ chừng vài chục cây số nên lời truyền tai về sự "thần diệu" của "giếng thần" mau chóng tới tai anh. Nhớ tới người em gái ngày đêm khao khát mụn con cho vui cửa êm nhà, anh Hưởng không quản công đến dò hỏi thực chuyện. Chứng kiến gương mặt của những đứa trẻ song sinh xinh đẹp và khỏe mạnh, giống nhau như tạc anh Hưởng đã tin vào một phép màu kì diệu mơ hồ sẽ xảy đến cho đứa em gái tội nghiệp.
Không chần chờ thêm nữa, anh đong đầy 4 can nước, mỗi can 20 lít gửi thẳng ra Thái Bình. Thật không ngờ, một sự ngẫu nhiên tình cờ như điều thần diệu đã xảy ra: sau 4 tháng chị Hương đã mang thai. Niềm vui khôn xiết hiển hiện trong ánh mắt người phụ nữ khát khao được một lần làm mẹ. Người anh trai ở tận phương Nam nghe được tin lành, hạnh phúc thay cho cô em gái bé bỏng. Anh khóc mừng vui vì đã không uổng công làm cái điều mà trước đó đã có người nói là điên rồ.
Cũng giống như trường hợp của chị Hương, anh Châu Anh Nguyên (SN 1982), hiện làm ở Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai là em bà con xa của anh Hưởng cũng bị hiếm muộn đường con cái. Nghe chuyện của chị Hương đã tìm đến với hi vọng niềm vui sẽ mở cửa chào đón.
Lần này sau khi xin được nước giếng làng sinh đôi về uống, một thời gian ngắn là vợ chồng anh Nguyên đã mang thai và sinh ra được một bé trai bụ bẫm đáng yêu. Nhìn đứa con thơ nhỏ dại đang được ủ ấm, anh nghĩ đến một ngày không xa phải trở lại ngôi làng kì lạ để tạ ơn. Tuy nhiên, 2 trường hợp nói trên chỉ là sự trùng hợp tình cờ, ngẫu nhiên, bởi lẽ không ít người đến xin con bằng cách uống nước "giếng thần" ở làng sinh đôi nhưng không được như ý, ví dụ như trường hợp của chị Lê Phạm Lan Chi, 29 tuổi ở Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu tới xin nước về uống nhưng mãi không thấy dấu hiệu đậu thai.
Chính vì thế mà sự nghi hoặc vẫn đeo mòn con ấp nhỏ qua năm tháng. Xoay quanh câu chuyện sống động về làng sinh đôi là nhưng giai đoạn được truyền miệng từ ngày xửa ngày xưa, rất lâu thời mới lập làng. Trong những câu chuyện đó, có lẽ gây ngạc nhiên nhất chính là chuyện nhà ông Trần Đình Danh, 49 tuổi, trưởng ấp Hưng Hiệp. Sinh được 4 cô con gái, vợ chồng ông Danh chịu nhiều tai tiếng không hay vì cho rằng đức ăn ở không tốt nên mới không sinh được con trai.
Ông Danh là con trưởng gánh nặng áp lực sinh đích tôn làm tròn trách nhiệm dòng họ. Đến một ngày, bà Nguyễn Thụy Thông, 51 tuổi, vợ ông Danh mơ một giấc mơ sẽ sinh đôi hai bé trai kháu khỉnh. Chẳng báo lâu sau, Trần Duy Khang và Trần Anh Khang cất tiếng khóc chào đời trong niềm vui khôn tả.
Sự kì lạ (có thể là trùng hợp ngẫu nhiên) về ngôi lang sinh đôi đã là thực tế không cần suy diễn. Nhưng sự thực chuyện uống nước giếng làng chữa được bệnh hiếm muộn hay không thì cần được nghiên cứu dưới góc độ khoa học để có câu trả lời thỏa đáng.
Anh Nguyên hay chị Hương thực ra chỉ nằm trong số những người may mắn ít ỏi uống nước giếng làng sinh đôi mà có con. Nhưng quả thật họ có con có phải do uống nước giếng làng sinh đôi hay không, liệu nước giếng có chứa những hoạt chết gì có tác dụng chữa vô sinh hay không - những câu hỏi này cần sớm được nghiên cứu để có được những lời giải đáp thuyết phục, góp phần xua tan đi những lời đồn thổi, thêu dệt mang tính hoang đường trong dư luận.
Còn nhiều điều cần lý giải Câu chuyện về làng sinh đôi không phải là chuyện thêu dệt, quả thực không đúng vì thực tế làng này có mấy chục cặp song sinh, không một nơi nào xảy ra hiện tượng như thế. Và rồi có một số người tới xin nước về chữa bệnh hiếm muộn và nhận được kết quả bất ngờ? Nhưng nếu nói đây là do "giếng thần", do phép màu nào đó thì chỉ là những lời đồn thổi hoang đường.
Đem điều còn băn khoăn tới hỏi bác sĩ Hồ Mạnh Tường, Tổng thư kí hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM (Hosrem) để được giải đáp cặn kẽ hơn về tình trạng của những cặp vợ chồng hiếm muộn lâu năm đột nhiên có con, bác sĩ đã giải thích: "Hiếm muộn là khó có con, chậm có con chứ không phải là vô sinh tuyệt đói, nghĩa là họ vẫn có cơ hội có thai. Vì một số lí do nào đó mà có thai chậm, thậm chí là không rõ lý do tại sao không có thai trong thời điểm đó mà thôi. Đến một lúc nào đó có thể đậu thai ngay cả khi không có tác động gì cả".
Theo lời bác sĩ Tường thì việc một cặp vợ chồng hiếm muộn lâu năm đột nhiên có thai có thể là do tới lúc họ có, chứ không nhất thiết phải có yếu tố ảnh hưởng nào khác từ môi trường sống bên ngoài. Vì thế việc vợ anh Nguyên và chị Hương có thai có thể được giải thích một cách hợp lí dựa trên cơ sở khoa học và không cần uống nước "giếng thần" mới có thể thụ thai. Theo lẽ thường, như bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan, giảng viên bộ môn Phụ sản trường Đại học Y Dược TP.HCM tâm sự với sự thông cảm, những cặp vợ chồng bị hiếm muộn rất sợ hãi dễ bị tác động tư tưởng, ai nói gì cũng nghe, thậm chí nhiều khi có một yếu tố nào đó nghe có vẻ hợp lí là lao vào đi tìm kiếm.
Ngay cả những người trí thức cũng vậy, họ cố gắng tin vào những điều bí ẩn, có khi là mơ hồ để tìm cách giải tỏa tâm lý, dẫu có thể bản thân họ biết rằng việc đó không có cơ sở khoa học. Để dẫn chứng cho điều này là trường hợp một chị tên là Phạm Thị An T, ở Mỹ Tho, Tiền Giang sau một thời gian điều trị hiếm muộn, tốn rất nhiều công sức và tiền của, chị đột nhiên ngừng lại vì nghe lời thầy cúng bảo là không được khám, chữa ở bệnh viện nữa. Cuối cùng, tiền mất tật mang, thấy chẳng chữa được bệnh mà bỏ phí biết bao hao tổn phải chi trả trước đây.
Còn chị Phạm Thị Tình, ở quận 5, TP.HCM thì mơ thấy một hòn ngọc nở ra thành một con trăn, nhất quyết cho rằng mình sắp sinh con nên cứ ngồi chờ đến ngày khai hoa nở nhụy. Con đâu chẳng thấy chỉ thấy chị ngày càng gầy rộc đi vì chờ đợi hoài công. Vậy nên chuyện người dân khắp các tỉnh thành từ Đắc Lắc, Buôn Mê Thuột, Bến Tre, Cà Mau…đổ xô về làng sinh đôi xin được uống nước ở "giếng thần" mong có con là vốn dĩ bình thường.
Khi khát khao trở nên mạnh mẽ thì dù chỉ nghe một tin đồn mông lung, không hiểu thực hư sự chuyện, người ta vẫn tìm đến vì có một phần trăm cơ hội còn hơn là ngồi chờ. Hiếm muộn lâu năm đột nhiên có con không phải là điều quá bất thường. Hay vì căng thẳng tư tưởng mà tìm đến xin nước "giếng thần" thực ra chũng chỉ là vấn đề tâm lý. Nhưng để giải mã ngồi làng có nhiều cặp sinh đôi kỳ lạ còn cần rất nhiều quá trình nghiên cứu cẩn trọng và kỹ lưỡng.
Để giải mã bí ẩn của làng sinh đôi sẽ còn rất nhiều thời gian và tâm sức của các nhà nghiên cứu. Bỏ qua những chuyện kì xung quanh, nước giếng làng sinh đôi mát rượi và tron veo. Người dân làng vẫn sống bình dị. Theo thời gian trôi qua các cặp sinh đôi cứ tiếp nối ra đời. Tiếng cười đùa của những đứa trẻ song sinh ấy mỗi lần nghe giảng kinh nhà thờ vẫn uyển chuyển. Chỉ đến khi có người làm một phép đếm, tất cả những chuyện khó tin lại hiện ra một cách ngỡ ngàng.