Phạm Văn Thanh (Nhà thuốc Hoàng Liên Sơn, 166 Hàm Nghi, Kim Tân, TP. Lào Cai) là một thầy thuốc đặc biệt, anh có niềm say mê với những cây thuốc dân gian chữa căn bệnh liên quan đến dạ dày.Theo anh Thanh, bài thuốc chữa dạ dày của anh là bài thuốc gia truyền của cha ông, truyền đến anh là đời thứ 4. Cha anh là ông lang nổi tiếng đất Lào Cai Phạm Văn Đĩnh. Mặc dù là con của lang y nổi tiếng, song thời trẻ anh Thanh lại theo Tây y.
Băng rừng lấy thuốc
Anh vốn học tập và có thời gian công tác ở Bệnh viện Việt Đức, sau anh chuyển về Sở Y tế Lào Cai làm việc. Những người làm việc trong môi trường Tây y hiện đại, vốn ít nhiều coi thường Đông y, song có một điều lạ, là càng hiểu sâu về Tây y, thì anh Thanh lại càng nhận ra chân giá trị của những bài thuốc Đông y gia truyền. Khi đã hiểu được sâu sắc bản chất của nền Tây y và Đông y, anh có một quyết định đặc biệt: Bỏ nghề bác sĩ.
Sự kết hợp giữa kiến thức Tây y mà anh có được, với các phương thuốc gia truyền và các cây cỏ, bài thuốc của dân tộc, đã mang lại những ngạc nhiên thú vị, khả năng chữa bệnh thần kỳ. Trời đất và sự sống đều trong vòng sinh diệt. Nếu trời đất sinh ra con người, sinh ra bệnh tật, thì cũng sinh ra cây cỏ có tác dụng điều trị bệnh, vấn đề là người thầy thuốc phải tìm ra được phương pháp, quy luật, sử dụng được cây cỏ đó trong việc điều trị bệnh. Kiến thức này là của nhân loại, và nó có ma lực cuốn hút rất lớn đối với thầy thuốc yêu nghề.
Ngay như bản thân anh, được cha ông truyền lại rất nhiều bài thuốc, song anh chuyên tâm nhất vào căn bệnh dạ dày. Chỉ một căn bệnh này, anh phải mất cả đời để nghiên cứu, theo đuổi, cũng chưa chắc đã hoàn thiện được. Thế giới của các vị thuốc, cây thuốc đa dạng, sâu sắc và biến ảo khôn lường.
Anh Thanh bảo rằng, dù bài thuốc chữa dạ dày gia truyền của ông cha anh có tiếng ở đất Lào Cai, song tác dụng thực sự chỉ đạt vài chục phần trăm. Lý do là vì ngày xưa, những người đau dạ dày phần lớn ở tuổi ngoài 40. Nguyên nhân đau dạ dày chủ yếu là do can khí phạm vị, tức suy nghĩ căng thẳng. Những người đứng tuổi hay suy nghĩ, nên mới đau dạ dày. Ngoài ra, còn có thêm 2 nguyên nhân nữa là do đồ ăn không phù hợp và tì vị hư hàn (đường ruột lạnh).
Nếu những người mắc bệnh dạ dày do những nguyên nhân trên, bài thuốc gia truyền của cha ông anh sẽ có tác dụng tốt. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, còn có thêm vô số nguyên nhân nữa dẫn đến căn bệnh dạ dày như rượu chè, bia bọt, thuốc lá, môi trường ô nhiễm, các loại đồ ăn độc hại, vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Do đó, nếu không xác định được rõ nguyên nhân gây đau dạ dày, thì phương thuốc gia truyền cha ông để lại sẽ ít tác dụng.
Vì vậy, để việc chữa bệnh đạt hiệu quả, anh Thanh phải nghiên cứu thêm rất nhiều vị thuốc mới nhằm hoàn thiện bài thuốc của mình và tùy từng nguyên nhân mắc bệnh mà tăng giảm liều lượng mới có tác dụng triệt để. Nói thì đơn giản, nhưng để có được bài thuốc chữa mỗi cái dạ dày to bằng vốc tay, ông thầy thuốc Phạm Văn Thanh đã mất cả chục năm trời ăn rừng ngủ thác. Kiến thức Đông y trong sách vở nước ta quả thực như giọt nước trong biển cả, quá mỏng manh và ít ỏi.
Lương y Phạm Văn Thanh và cây thuốc quý
Ngoài việc học từ ông cha, thầy thuốc, sách vở trong nước, thì kiến thức Đông y vô cùng quan trọng anh học từ thực tế. Anh Thanh kể chuyện này mà lòng đau như dao cứa: ở Lào Cai, mỗi năm lại diễn ra vài cơn lốc tận thu thảo dược bán sang Trung Quốc. Người Trung Quốc mang mẫu cây cỏ sang, đặt các đại lý, các đại lý thuê dân chúng đi tìm. Lúc đầu họ mua giá rẻ, đến khi cạn kiệt thì giá lên tận trời xanh! Có những cây cỏ, như cỏ nhung chẳng hạn, lúc đầu họ mua 5-10 ngàn đồng /kg, nhưng khi cạn kiệt, thì giá vọt lên đến 8 triệu đồng /kg. Nhưng lúc đó thì loài thảo dược này sạch bóng ở Việt Nam rồi.
Hầu hết những cây cỏ mà người Trung Quốc mua đều không có tên trong sách vở, chưa ai từng biết đến. Hễ thấy người Trung Quốc thu mua, anh liền mang mẫu đi phân tích, rồi dò la tìm hiểu từ nước họ. Quả thực, những thứ họ săn mua tận diệt, đều là cây thuốc rất quý, mà nền Đông y nước nhà chưa biết đến. Riêng việc tìm hiểu qua cách này, anh Thanh đã biết được cả chục loại thuốc quý, có tác dụng chữa bệnh thần kỳ.
Để bảo tồn được các giống thảo dược mà người Trung Quốc thu mua tận diệt, anh lặng lẽ xới những mảnh đất nơi khe đá trong rừng sâu để gieo trồng, bảo tồn. Những mảnh vườn bí mật trong rừng Hoàng Liên Sơn của anh hiện đang bảo tồn cả chục loại cây thuốc quý đã bị người Trung Quốc mua sạch. Vì những lý do đó, mà mong ước lớn nhất của anh Thanh lúc này là Nhà nước hãy ra sức ngăn chặn tình trạng chảy máu thuốc quý ra ngoài biên giới. Ngoài ra, anh ước có được mảnh đất trong rừng, nơi đó, anh sẽ trồng trọt, bảo tồn thật nhiều cây thuốc sắp bị tuyệt chủng vì thói mua bán nhổ tận gốc trốc tận rễ của người Trung Quốc.
Hàng chục năm nay, dấu chân lương y Phạm Văn Thanh đã in khắp các đỉnh núi cao nhất của miền Bắc Việt Nam, các khe suối, vách đá, đại ngàn hoang thẳm. Anh đi xuyên sang cả nước Lào để nghiên cứu thêm. Hễ dân tộc nào có bài thuốc quý, cây thuốc đặc biệt, anh sẽ tìm ngay đến để nghiên cứu, học hỏi và làm sáng tỏ tác dụng của nó. Sự kết hợp giữa kiến thức Tây y, kiến thức gia truyền và kinh nghiệm dân tộc, đã mang lại những khám phá thú vị trong các bài thuốc của anh, đặc biệt bài thuốc chữa dạ dày mà anh dày tâm nghiên cứu.
Anh Thanh cho rằng, dạ dày là thứ tối quan trọng của con người. Từ căn bệnh dạ dày, sẽ sinh ra đủ các thứ bệnh khác, nghiêm trọng nhất là ung thư dạ dày, với 90% là chết. Nước ta có hàng triệu người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Do vậy, cái dạ dày ảnh hưởng đến sinh mạng của cả triệu con người, chứ không phải đơn giản.
Hiện tại, sức anh không giúp xuể số người đau dạ dày ở khắp cả nước, nên sau nhiều ngày trằn trọc suy nghĩ, anh đã có một quyết định hệ trọng, đó là chuyển giao bài thuốc đặc biệt này cho một doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất thuốc Nam. Anh hy vọng, doanh nghiệp này sẽ làm được một việc quan trọng, đó là điều trị cho hàng vạn bệnh nhân đang bị căn bệnh dạ dày hành hạ, những cái dạ dày bệnh tật đã nhờn với thuốc Tây độc hại nhiều tác dụng phụ.
Ngọc Dương