Cô giáo viên tương lai Lưu Thị H. V, sinh viên năm cuối khoa Ngữ Văn trường ĐH Sư Phạm Hà Nội là ví dụ cay đắng về thế hệ sinh viên thế kỉ 21 với mỗi bữa ăn một gói mì. Bài toán chi tiêu bên hầu bao eo hẹpLà con gái lớn trong một gia đình không khá giả ở miền quê hoa phượng đỏ, cô đã phải gánh trên vai gánh nặng gấp đôi gấp ba bạn bè cùng trang lứa. Đi dạy thêm một tháng 3 triệu đồng, nhưng cô vẫn ăn mì tôm cả tháng trời.
Lí giải điều lạ lùng đó, cô chia sẻ: “Mình có một đứa em đang học ĐH Hàng hải và một người mẹ nhiều bệnh tật. Tiền đi làm trong một tháng, mình phải gửi về cho mẹ mua thuốc, cho em đi học, và tiền nhà mỗi tháng của mình nữa. Nếu không ăn mì, mình không biết phải làm sao để chăm lo cho những người thân trong gia đình”.
Nếu không ăn mì, mình không biết phải làm sao để chăm lo cho những người thân trong gia đình”
Và thế là ngày nào cũng vậy, cô gái chịu thương chịu khó ấy đi dạy thêm 2 – 3 ca, thường là đi từ sáng sớm, đến giảng đường buổi chiều, và tan học lại tất tả đi dạy. Một gói mì 4 nghìn đồng cho một bữa ăn và một cuộc sống không lúc nào ngơi nghỉ.
My – SV năm thứ tư trường ĐH Kinh Tế mỗi ngày chỉ tiêu 10 nghìn đồng cho bữa sáng và bữa trưa. Mẹ cô bị mù hai mắt, bố bỏ đi biệt tích, em gái đang học trung cấp, miệng ăn của ba người trông chờ vào số tiền ít ỏi My đi làm thuê hàng ngày như đóng gạch hoặc may nón. Buổi sáng cô lót dạ bằng một cái bánh mỳ 2000 đồng, còn buổi trưa thì đi xin nước sôi trong bệnh viện Bạch Mai để ăn mỳ tôm. My tâm sự: “Ngày ba gói mì, trưa hai gói, ăn xong đi học, tối về ăn tiếp một gói. Liên tục như vậy đến gần hết một học kì thì người bắt đầu yếu đi trông thấy. Cho đến một hôm toàn thân bỗng nổi mẩn đỏ như bị phát ban, chân tay rã rời không nhấc lên nổi.
Bạn bè cùng phòng lo lắng đánh gió, đánh cảm cho mình đủ cách mà không đỡ. Cuối cùng mình mình phải về quê đi khám. Kết quả, cơ thể suy nhược nghiêm trọng, lượng hồng cầu trong máu bị suy giảm, gan bị nhiễm độc. Sau lần ấy, dạ dày của mình cũng bị ảnh hưởng…”
“Ăn cho người, mặc cho người”Người xưa có câu: “Ăn cho mình, mặc cho người”, nhưng với những bạn nữ “hơi mập” hiện tại, câu nói đó chỉ đúng một nửa. Nếu phải sở hữu một thân hình tròn mẩy, “eo bánh mì” thì đó thực sự là điều kinh hoàng với các nữ sinh. Thay vì rèn luyện thể dục thể thao, các bạn ấy chọn cách ăn mì tôm giảm cân, vừa nhàn thân mà lại có vẻ hiệu quả(?!).
Hải Vân, cử nhân năm cuối lớp Ngữ văn, Đại học Sư Phạm Hà Nội lý giải cho việc trưa ăn mì, tối ăn mì như thế này: “Vòng hai của mình càng ngày càng tệ! Quần áo bó sát của mình bây giờ đều trong trạng thái không thể sử dụng. Ăn mì tôm là lựa chọn tốt nhất của mình trong thời gian này, hi vọng có thể cải thiện tình hình và lấy lại vóc dáng”.
Nguyễn Mai, sinh viên năm ba khoa Kế toán, Đại học Bách khoa, vừa đi học vừa đi dạy thêm, ngày nào cũng về nhà lúc 21h – 22h trong trạng thái mệt mỏi. Nhưng tối nào cô cũng làm bạn với bát mì, cô chia sẻ : “Ăn đêm thường rất nhanh mập, nên mình chỉ dám ăn mì tôm, thi thoảng làm cái bánh mì đổi vị, ngoài ra không dám ăn thêm gì khác”.
Sở thích có một không haiBạn bè của Ngọc Linh, sinh viên năm nhất Học viện Báo chí – Tuyên truyền vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cô nàng thích ăn mì tôm, mà lại là mì tôm sống. Người ta thường bảo nhau, nhai mì tôm sống không khác gì bò nhai bã mía, nhưng với cô bạn cá tính này, được ăn mì tôm sống là cả một sở thích để đời.
Chất lượng báo động về an toàn thực phẩm ở những quán cơm sinh viên
Sáng nào cũng vậy, thay vì ăn một chút đồ ăn nóng hổi hay uống chút sữa, ly café, cô bạn này chỉ chăm chăm ào tới thùng mì tôm dự trữ và ngồi nhai mì tôm rau ráu. Một tháng thì 30 sáng cô nhai mì tôm, không hề chán nản. Cô chia sẻ: “ Ăn nhiều rồi quen, mình không thể không có mì tôm buổi sáng được. Nếu không ăn, mình cảm thấy rất khó chịu”. Và thế là cho đến tận bây giờ, cái điệp khúc buổi sáng – mì tôm, buổi sáng – mì tôm luôn gắn bó thân thiết với cô bạn.
Nhóm nam sinh viên lớp Xây dựng dân dụng và công nghiệp của Quang Tuấn – Đại học Xây Dựng còn có sở thích ăn mì tôm rất độc đáo mà mỗi lần nghĩ đến, mọi người không khỏi phì cười. Lúc đêm khuya, nhóm nam sinh này thường rủ nhau dùng sục điện cắm thẳng vào một xô nước to đùng ngay giữa nhà. Khi nước sôi, có bao nhiêu mì tôm là các chàng trai thả hết vào xô nước đã đun, rồi lại mỗi người một bát, một đũa, thi nhau ăn uống và sung sướng với cảnh đời sinh viên cùng ăn, cùng ngủ, cùng học và hát bài ca “ Đã là bạn suốt đời là bạn”.
Quang Tuất chia sẻ: “Con trai tụi mình thường không mấy quan trọng chuyện ăn uống, nhưng hễ mấy anh em trong phòng mà thấy đói bụng là rủ nhau chơi trò ăn mì tập thể. Có khi, tụi mình bày trò thi nhau ăn mì, ai phạt sẽ phải mua mì về cho cả phòng ăn lần sau. Ăn mì trở thành truyền thống của phòng mình”.
Tiến sĩ Phan Thị Sửu (Giám đốc Trung tâm kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm, thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam) cho biết thành phần của mì ăn liền chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bột và ít chất xơ.
Ngoài ra, trong gói gia vị của mì chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng. Song, những chất này cũng không có dinh dưỡng và còn cay nóng, gây bất lợi cho người cao huyết áp hoặc có thân nhiệt cao
Về mặt dinh dưỡng, mì ăn liền chủ yếu cung cấp bột và đạm thực vật. Do đó, mì ăn liền thiếu cân bằng dinh dưỡng bởi thiếu đạm động vật và vitamin từ rau quả tươi. Bởi vậy, không nên dùng mì ăn liền thay cho các bữa ăn chính hằng ngày vì nó chỉ cung cấp nhiều calo chứ không cung cấp đủ vitamin hay protein cho cơ thể.
(Theo Lao động)
Chiêm Khổng