Chào mừng bạn đến với 4rum www.dienkhanhClub.newgoo.net
Đăng ký nhanh để sở hữu không gian riêng của bạn!
Chào mừng bạn đến với 4rum www.dienkhanhClub.newgoo.net
Đăng ký nhanh để sở hữu không gian riêng của bạn!

Chào mừng bạn đến với 4rum www.dienkhanhClub.newgoo.net

DienKhanhClub - Gắn kết bạn bè, sẻ chia yêu thương!...''luôn cập nhật''...
 
Trang ChínhPortalLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập


 

 Xót xa chuyện đời hai mẹ con “nhặt cơm” bên bãi rác

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 976
Points : 2900
Reputation : 3
Join date : 17/09/2011
Age : 37
Đến từ : Đất Diên An

Xót xa chuyện đời hai mẹ con “nhặt cơm” bên bãi rác  Empty
Bài gửiTiêu đề: Xót xa chuyện đời hai mẹ con “nhặt cơm” bên bãi rác    Xót xa chuyện đời hai mẹ con “nhặt cơm” bên bãi rác  I_icon_minitimeMon Oct 17, 2011 4:44 pm

Những đống rác đắp cao, ứ đọng những xú uế, ruồi nhặng bâu dày đặc khiến người ta phải nhăn mặt, nín thở khi đi qua, vẫn là nơi có những người ngày đêm khai thác nó để mưu sinh.

Trong số những người ấy, có hai mẹ con chị Đỗ Thị Thu (SN 1961) và cháu Đỗ Hồng Quân (SN 2003) trú tại thôn Trung Tiến, xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ.

Đám cưới của hai người… “không bình thường”

Cứ mỗi buổi sáng sớm, những chiếc xe môi trường đầy rác lại lũ lượt kéo về đổ ra đủ loại các loại phế thải. Những đống rác cứ chất lên, phơi qua mưa nắng và… bốc mùi. Ở đó, người ta thường thấy hai mẹ con một người đàn bà khắc khổ ngày qua ngày cứ quanh quẩn, vật lộn bên bãi rác để cuối chiều bán lấy một hai chục nghìn mưu sinh.

Biết chúng tôi đến để tìm hiểu gia cảnh hai mẹ con chị Thu - người đàn bà ấy, một số người dân quanh khu vực cho biết, hai mẹ con nhà ấy khổ lắm, ngày nào cũng lầm lũi bên đống rác, bán được vài đồng thằng bé chắc chả đủ no.

Xót xa chuyện đời hai mẹ con “nhặt cơm” bên bãi rác  F20123
Hai mẹ con Quân bên bãi rác

Khi tôi tiếp cận hai mẹ con, người đàn bà đưa đôi bàn tay đen nhẻm vì rác lên khuôn mặt in hằn những cực nhọc vừa thở vừa nói: "Đời tôi có gì vui mà kể?". Nhưng qua sự nhẫn nại chờ đợi cùng ánh mắt cảm thông của chúng tôi, có lẽ chị cũng cảm nhận được và cố gượng gạo kể lại cuộc đời mình.

Được biết, chồng chị tên là Đỗ Văn Tước, SN 1955 ở thôn Trung Tiến, xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Năm 1973, anh tham gia quân đội nhưng không lâu sau bỗng mắc bệnh tâm thần được đơn vị cho xuất ngũ về nhà. Căn bệnh mỗi ngày một nặng khiến anh Tước chỉ biết đập phá, la hét buộc gia đình phải cho lên trại tâm thần ở Ba Vì.

Chị vốn là thanh niên xung phong, cũng bị căn bệnh tâm thần hành hạ, được điều trị cùng trung tâm với anh. Tại cái nơi mà ai cũng ngờ nghệch, hồn nhiên và điên loạn, khó ai tin rằng tình yêu của chị và anh lại đơm hoa, kết trái.

Từ cái cảm giác khang khác, thinh thích nhau, sau 3 năm trong trại tâm thần, khi quay lại cuộc sống của những người bình thường họ đã đến với nhau bằng một đám cưới. Đám cưới diễn ra thật buồn tẻ, không nhạc, không tiệc tùng, khách khứa, chỉ có một lễ vật nhỏ được anh chị đưa về quê chị tại xã Thụy An, huyện Ba Vì.

Lúc đó, hai con người cùng có hoàn cảnh đầy khó khăn chỉ biết được thế là họ đã có nhau, được hạnh phúc bên nhau. Nhưng cái đám cưới buồn tênh ấy như dự báo những đau buồn trong tương lai của hai con người… cùng khổ.

Và những đứa trẻ thiệt thòi

Ngôi nhà của hai mẹ con chị Thu bé xíu, bên ngoài cửa đóng then cài xung quanh chỉ thấy quần áo rách treo lơ lửng. Giữa những ngôi nhà khang trang, nó như một bức tranh tương phản đầy cám cảnh. "Hai mẹ con nó dắt nhau đi từ sáng sớm rồi, ngày nào cũng thế, chẳng biết mẹ con nó đi đâu?" - Ông Đỗ Văn Nhạ (anh của chồng chị Thu) thở dài.

Ông Nhạ cho biết, căn bệnh tâm thần của chị lúc này lại đang phát, suốt ngày lang thang cùng đường cuối chợ để kiếm sống. Rồi ông Nhạ kể tiếp cho chúng tôi nghe một chuỗi những bi kịch sau cái đám cưới ảm đạm ấy.

Năm 1993, sau ngày cưới hơn 1 năm thì hai vợ chồng Tước-Thu cho ra đời đứa con trai đầu lòng đặt tên là Đỗ Viết Thăng. Gia cảnh nghèo nàn, vợ chồng bệnh tật không làm gì ra của cải, có đứa con lại càng thêm túng bấn. Thăng học hết lớp 8 thì bỏ học vì không tiếp thu được bài giảng của thầy cô như các bạn. Có lẽ, đó là do ảnh hưởng một phần căn bệnh tâm thần của bố mẹ. Được một thời gian thì Thăng đi làm thuê ở đâu cũng chẳng rõ.

Năm 2003, anh chị lại có đứa con trai thứ 2 tên Đỗ Hồng Quân. Trớ trêu thay thằng bé lớn mạnh bình thường nhưng đến nay đã 9 tuổi vẫn chưa nói được một từ nào. Không có tiền nên chẳng bao giờ vợ chồng chị dám nghĩ đến việc đưa con đi khám. Tuổi thơ của đứa con thứ 2 đành phải chấp nhận phũ phàng, đớn đau như thế.

Mấy năm gần đây ngoài căn bệnh tâm thần thì anh Tước còn phải đánh vật với căn bệnh ung thư dạ dày. Đầu tháng 6 vừa qua, không còn sức lực để chống lại bệnh tật anh đã bỏ mẹ con chị ra đi mãi mãi.

Từ ngày chồng mất, đứa con cả đi đâu không rõ, chị cũng dắt díu theo đứa con trai thứ hai là Quân đi lang thang và kiếm sống bên những bãi rác. Ngày nào cũng chỉ đủ tiền mua được một bát phở, nhưng thằng bé đang tuổi lớn ăn rất khỏe nên chẳng nhằm nhò gì. Để con được một bữa no, có ngày chị phải nhịn hai bữa để dồn lại cho con ăn.

Xót xa chuyện đời hai mẹ con “nhặt cơm” bên bãi rác  1234

Sinh nhai bên bãi rác

Bên cạnh những đống rác chất cao, bốc đầy xú uế, một người đàn bà tâm thần ngẩn ngơ nhặt rác, đứa bé lúc phụ nhặt rác với mẹ lúc lăng xăng chạy nhảy. Trên người nó không một mảnh vải che chắn, đầy những vết ghẻ lở chằng chịt.

Hỏi tại sao không mặc quần áo cho con mà để nó tồng ngồng bên những thứ chứa đầy ô nhiễm thế này? Chị nghiêm mặt bảo, quần áo đầy ở nhà đấy chứ nhưng mà nó có mặc đâu. Tìm hiểu, chúng tôi được biết, những quần áo đó khi đi nhặt rác chị nhặt và giặt qua bên cái ao cạnh đó rồi mang về phơi khô để cho thằng bé mặc. Có thể nó biết được điều đó nên nhất quyết không chịu mặc vào người. Hoặc giả những bộ quần áo đó làm nó càng thêm ngứa ngáy khó chịu nên không mặc?

Nô đùa một hồi lâu thằng bé ngồi phịch xuống, mặt đần ra nhìn ngơ ngác xung quanh. Hình như nó đói… Một vài người qua đường cảm thương cho hai mẹ con, ghé lại cho thằng bé cái bánh mì và một vài đồng bạc lẻ. Nó nhai ngấu nghiến, nhưng có lẽ vẫn chưa vơi được cơn đói. Những người hảo tâm cho thằng bé tiền và đồ ăn như thế không phải ngày nào cũng có. Cuộc sống của hai mẹ con vẫn chủ yếu loanh quanh từ những phế thải mà người ta đổ đi…

Chiều đứng bóng, hai mẹ con dắt díu nhau trở về ngôi nhà nhỏ xíu đã vá chằng chịt của mình. Hai cái bóng xiêu vẹo khuất dần sau những dãy nhà to lớn của thành phố.

Chúng tôi đã gọi điện trao đổi về trường hợp của hai mẹ con chị Thu với chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện giúp cho hai mẹ con chị không phải "kiếm ăn" bên bãi rác nữa. Song, ông Nguyễn Đức Học, Chủ tịch UBND xã Thụy Hương với lý do "đang đi trên đường" và "tôi đang bận họp tí" nên không thể gặp và trao đổi thông tin về hai mẹ con chị. Mong rằng, chính quyền địa phương sớm quan tâm đến hoàn cảnh của hai mẹ con chị Đỗ Thị Thu và cháu Đỗ Hồng Quân, tạo điều kiện giúp đỡ để hai mẹ con chị có cuộc sống ổn định hơn, cháu Quân có tương lai và có thể hòa nhập với cộng đồng!

Độc giả có tấm lòng hảo tâm trên cả nước có thể giúp đỡ mẹ con chị Thu và cháu Quân với địa chỉ: Mẹ con chị Đỗ Thị Thu, Đỗ Hồng Quân, thôn Trung Tiến, xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội hoặc thông qua báo Pháp luật & Xã hội. Trụ sở tòa soạn: Số 1B, Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội.

Theo Pháp Luật & xã Hội
Về Đầu Trang Go down
https://dienkhanhclub.forumvi.com
 
Xót xa chuyện đời hai mẹ con “nhặt cơm” bên bãi rác
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trò chơi nóng nhất Nhật Bản Trườn qua gái đẹp
» Hài Kịch : Chuyến xe bão táp
» Một xe công an vận chuyển gỗ lậu tại Hà Giang
» Vào tù vì làm chuyện vợ chồng với học sinh lớp 8
» Sữa Mộc Châu "có vấn đề" do lỗi vận chuyển, bảo quản?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Chào mừng bạn đến với 4rum www.dienkhanhClub.newgoo.net :: Tận hưởng sự kiện thông tin - giải trí ! :: Tâm sự bạn và tôi-
Chuyển đến