Bài thuốc trị đau họng từ muối trị khỏi chứng đau họng 100% cho bất cứ ai đã thử áp dụng.
Tuy nhiên, đây chỉ là "chữa mẹo" dân gian thôi, chỉ là kinh nghiệm người nọ truyền cho người kia thực sự có tác dụng thôi, không phải là một lời khuyên từ ngành y.
Các thuốc trị đau họng thường gặp nhất là loại người ta có thể mua không cần toa như thuốc xịt, kẹo ngậm thơm nhưng không mấy hiệu quả. Nếu là thuốc bác sĩ kê toa thì phải mất thời gian đi khám, bác sĩ thường kê toa kháng sinh mua tốn kém và còn có thể có tác dụng phụ - hết đau họng song bị rối loạn tiêu hóa chẳng hạn.
Trong đa số trường hợp, người ta do dự, không biết mình có thực sự đau họng không - chưa quyết định làm gì vội, và thường là... đợi cho đến khi nói, nuốt hay ăn uống khó khăn mới tìm cách đối phó.
Ảnh minh họa.
Thuốc dân gian ở đây chỉ là muối, nhưng không phải là nước muối để xúc miệng, mà ở đây thực sự là sử dụng muối ăn thông thường cứ để y nguyên mà dùng.
Việc phải làm rất đơn giản: ngửa đầu, há miệng và rắc một chút muối hạt trực tiếp lên phía sau cuống họng (cuống lưỡi) chứ đừng rắc lên phần giữa hay đầu lưỡi (làm như vậy mới không phải chịu đựng vị mặn tới mức khó chịu). Sau đó cứ để cho muối hòa tan tự nhiên vào nước miếng ở đó, càng lâu càng tốt - cố gắng đừng nuốt vội.
Nếu bạn sử dụng lọ muối để rắc, thì có thể rắc từ 2 đến 6 lần tuy theo mức độ đau họng, đau ít rắc 2 lần, nhiều hơn... thì rắc thêm vài lần. Nếu bạn sử dụng gói muối để rắc đi kèm với khay bữa ăn dọn trên xe hay máy bay bạn có thể rắc khoảng 1/4 gói nhỏ trực tiếp lên cuống họng.
Một điều rất khuyến khích bạn nên làm nữa là ngay trước khi đi ngủ, bạn hãy rắc một lượng muối lớn hơn nữa trực tiếp lên cuống họng. Trong thời gian giấc ngủ ban đêm, không có thức ăn đồ uống nào đi qua cuống họng, các vi khuẩn thường ủ bệnh và phát triển không ngưng nghỉ.
Bởi thế, sử dụng muối trị đau họng trong giấc ngủ ban đêm có thể hết sức hiệu quả. Hãy đặt một lọ rắc muối ngay bàn đầu giường bạn. Lỡ nửa đêm bạn có thức dậy cảm thấy đau họng, bạn có thể có sẵn ngay lọ muối để rắc vào cuống họng.
Muối là một bài thuốc dân gian được lưu truyền từ lâu đời để diệt khuẩn. Ngày xưa ta chẳng có câu "cá không có muối cá ươn" là gì? Muối chẳng vẫn thường dùng để bảo quản thịt hay cá khỏi bị hư thối đó sao? Tại sao? Vì muối hút nước và tấn công màng tế bào các vi khuẩn khiến cho vi khuẩn bị rút kiệt nước - khô héo đi mà chết trong quá trình tiếp xúc với muối.
Nếu chứng đau họng của bạn thực sự nghiêm trọng, bạn có thể cứ nửa giờ lại rắc muối vào họng. Ngay từ khi mới chớm thấy đau họng bạn có thể rắc muối ngay, rắc càng sớm thì càng chóng thoát khỏi chứng đau khó chịu này.
Muối thì đâu mà chẳng có. Đừng chần chờ suy nghĩ xem chứng đau họng có nghiêm trọng mới lo. Cảm nhận được những dấu hiệu đầu tiên là bạn rắc muối ngay. Súc miệng, súc họng "khò khò" bằng nước muối không có hiệu quả bằng rắc muối thẳng vào họng vì như vậy nồng độ muối mới đủ cao để giải quyết vấn đề. Với lại súc miệng bằng nước muối thì lích kích hơn nhiều: phải có ly, có nước sạch, mất thời gian đợi muối hòa tan trong nước v.v... bắt bạn phải đợi lâu hơn mới hết đau họng !
Tuy nhiên, không phải chứng đau họng nào cũng là do nhiễm vi khuẩn. Đôi khi nguyên nhân gây đau họng là một siêu vi virus, như siêu vi cúm (influenza virus) chẳng hạn. Nhiều khi chứng đau họng của bạn khởi đầu là do nhiễm siêu vi song chuyển biến thành nhiễm vi khuẩn.
Lưu ý muối chỉ nhằm diệt vi khuẩn, chứ không có tác dụng đối với siêu vi. Thế cho nên muối hoàn toàn không có tác dụng nếu họng bạn bị nhiễm siêu vi. Tuy nhiên, thực sự bạn chẳng mất mát gì khi sử dụng muối khi đau họng vì kinh nghiệm tự lâu đời đã cho thấy muối rất có hiệu quả trong đa số các trường hợp đau họng.
Thêm một lí do nữa để chặn đứng đau họng bằng muối: Giai đoạn đầu của bệnh cảm thông thường cũng là bị đau họng tiếp sau đó là hay bị nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi và ho. Nếu chặn được ngay từ đầu chứng đau họng, bạn sẽ đỡ làm hao mòn tổn thương hệ miễn dịch cơ thể và... tránh được các triệu chứng kế tiếp này, rút ngắn hẳn thời gian bị cảm - dù là thông thường cũng mất vài ngày. (Những ai đang bị cao huyết áp, hay phù chân, báng bụng thì không nên thực hiện theo lời khuyên này).
Theo VHNTAT