Admin Admin
Tổng số bài gửi : 976 Points : 2900 Reputation : 3 Join date : 17/09/2011 Age : 37 Đến từ : Đất Diên An
| Tiêu đề: Bất đồng điều hành giá xăng dầu Thu Sep 22, 2011 10:56 am | |
| Tại hội thảo “Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường” do Bộ Tài chính tổ chức hôm qua, lần đầu tiên những xung đột giữa doanh nghiệp - Bộ Công thương và Bộ Tài chính đã nổ ra khi cùng nhau giải quyết câu chuyện lỗ, lãi của doanh nghiệp xăng dầu, cũng như cơ chế điều hành giá của Bộ Tài chính suốt thời gian qua. Theo số liệu của Hải quan, và dữ liệu thực tế, Petrolimex lãi 780 đồng/lít, ngoài lợi nhuận định mức 300 đồng. Tôi đã gọi anh Bảo lên hỏi có giảm được không, anh Bảo nói được.Ông Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính. Lỗ hay lãi?Mồi lửa thổi bùng cuộc “khẩu chiến” giữa các bên bắt đầu từ lần giảm giá xăng 500 đồng/lít nhằm giảm gánh nặng cho người tiêu dùng, chống lạm phát của tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ vào ngày 26.8. Cú điều chỉnh duy nhất kể từ đầu năm đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ các doanh nghiệp (DN), thậm chí kể cả Bộ Công thương - cơ quan cũng đang “xắn tay” với Bộ Tài chính cùng bình ổn giá xăng dầu. Tổ phó Tổ điều hành giá xăng dầu, ông Nguyễn Lộc An - Vụ phó Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) lại tỏ ra khó hiểu với quyết định giảm 500 đồng lít/xăng, 300 đồng lít/dầu của Bộ Tài chính vào ngày 26.8, bởi DN đang bị “lỗ” nặng vì phải tham gia bình ổn giá xăng dầu. Ông An còn khẳng định, quyết định trên của Bộ Tài chính đã vi phạm quy định của pháp luật, cụ thể là Nghị định 84 khi DN chỉ điều chỉnh mức giá cơ sở tính bình quân giá 30 ngày, chứ không phải 20 ngày. Đại diện cho đơn vị chiếm 60% thị phần, ông Bùi Ngọc Bảo - Tổng giám đốc Petrolimex nói, hiện Petrolimex đang bị lỗ 1.800 tỉ đồng do không được tăng giá thời gian qua, và với đợt điều chỉnh giảm giá ngày 26.8, trong tháng 9 dự kiến sẽ lỗ thêm 200 tỉ đồng. Nhưng ngay lập tức ông Huệ đã thẳng thừng tuyên bố Petrolimex không hề lỗ, trước khi giảm giá, xăng thực tế lãi tới 780 đồng/lít, chưa kể lợi nhuận định mức 300 đồng/lít. “Theo số liệu của Hải quan, và dữ liệu thực tế, Petrolimex lãi 780 đồng/lít, ngoài lợi nhuận định mức 300 đồng. Tôi đã gọi anh Bảo lên hỏi có giảm được không, anh Bảo nói được. Tôi chỉ yêu cầu giảm 500 đồng, vì đã tính bình quân chi phí các đầu mối khác theo công thức giá cơ sở chênh lệch 100 đồng/lít so với giá hiện hành, giảm trích quỹ bình ổn 100 đồng/lít, và không tính 300 đồng lợi nhuận định mức của các DN”, ông Huệ nói. Trước chứng cứ Bộ trưởng Huệ đưa ra, ông An cho rằng ông Bảo đã khai “vống” số lãi đối với Bộ Tài chính, không đúng với thời điểm thông báo cho Bộ Công thương. Còn ông Bảo thì lúng túng chữa cháy: “Làm sao mà tôi biết tôi lãi bao nhiêu được khi cách tính giá bình quân của Bộ Tài chính không đủ 30 ngày”. Trả giá xăng cho thị trườngHiện Petrolimex đang bị lỗ 1.800 tỉ đồng do không được tăng giá thời gian qua, và với đợt điều chỉnh giảm giá ngày 26.8, trong tháng 9 dự kiến sẽ lỗ thêm 200 tỉ đồng Ông Bùi Ngọc Bảo - Tổng giám đốc Petrolimex Nhìn lại việc điều hành giá xăng thời gian qua, các chuyên gia nhận định, giá xăng dầu đã không hề được điều chỉnh theo cơ chế thị trường và còn tồn tại quá nhiều bất cập. Ông An cho rằng, kể từ khi có Nghị định 84, Chính phủ đã chỉ đạo phải điều hành giá xăng theo cơ chế thị trường, có sự kiểm soát của Nhà nước nhưng hầu như DN chưa được áp dụng ngày nào. Toàn bộ mức giá gần như Bộ Tài chính quyết định. Không chỉ có vậy, việc sửa đổi thời gian điều chỉnh giá tối thiểu 10 ngày giữa 2 lần liên tiếp lên 30 ngày; việc tính toán giá cơ sở hình thành giá bán lẻ, không xác định được đâu là điểm đầu của kỳ trong bình quân 30 ngày mà lấy thời điểm trước khi điều chỉnh giá đã để lỡ rất nhiều cơ hội điều chỉnh giá. Ông Lê Xuân Trình, Phó tổng giám đốc PV Oil, cho rằng phải trả lại giá xăng dầu cho cơ chế thị trường. Nghị định 84 phải thực hiện đầy đủ, phải cho DN đầu mối tự xác định giá, giá cơ sở biến động dưới 7% thì DN điều chỉnh, cao hơn thì Bộ Tài chính mới can thiệp để bình ổn… Trước ý kiến của DN và các chuyên gia, ông Huệ khẳng định, sẽ dần điều hành giá theo cơ chế thị trường. “Điều hành giá sẽ kiên trì nguyên tắc theo thị trường, minh bạch thông tin và chính sách. Ai vi phạm thì phải chịu trách nhiệm, phải xử lý. DN lỗ bao nhiêu phải báo cáo trung thực, Nhà nước sẵn sàng chia sẻ. Quỹ bình ổn giá cần nhưng sẽ có cơ chế khác, quỹ phải có két, có người giữ, quy chế ra sao, bảo toàn tăng trưởng như thế nào sẽ được sửa đổi trong thời gian tới”, ông Huệ nói. Quản trị doanh nghiệp có vấn đề Không chỉ kêu lỗ, các DN xăng dầu đang dọa nếu liên bộ không có cơ chế bù lỗ DN sẽ bỏ dự trữ lưu thông, bỏ kinh doanh xăng dầu. Ông Huệ cho rằng, Bộ Tài chính sẵn sàng bù lỗ nhưng chỉ với các khoản chi phí hợp lý do cơ chế, chính sách gây ra; đối với khoản chi bất hợp lý, do lỗi của DN quyết không bù lỗ. “Các DN không thể đổ cho lý do này, lý do kia để dọa bỏ, DN nào thích bỏ thì Nhà nước sẵn sàng. Nhà nước sẽ giải quyết khó khăn cho DN, còn Petrolimex bỏ, sẽ dựng tổng công ty khác. Tại sao DN không nghĩ đến lúc Nhà nước bỏ ra 4 nghìn mấy trăm tỉ để xử lý lỗ”, ông Huệ nói.
Trước câu hỏi của ông Huệ về khoản lỗ 1.800 tỉ đồng là lỗ mặt hàng nào, cụ thể từng loại xăng, dầu, diezel, ông Bảo giải thích lỗ chung trong kinh doanh xăng dầu kể từ đầu năm đến hết tháng 8, Petrolimex không bóc tách, hạch toán lỗ, lãi riêng từng loại. “Petrolimex không bóc tách được lỗ lãi từng mặt hàng thì làm sao trích được quỹ bình ổn giá cho từng loại. Điều này chứng tỏ quản trị của DN có vấn đề, cần phải xem xét lại”, ông Huệ đáp lại.
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá: “Tính tới 24.2.2011, quỹ bình ổn giá đã trích hết 7.602 tỉ đồng, hiện còn dư 852 tỉ đồng. Tiền trong quỹ còn rất ít, khả năng bình ổn rất mong manh”. Trong khi đó ông Bùi Ngọc Bảo đề nghị bỏ quỹ bình ổn giá. Kinh doanh xăng dầu là kinh doanh có điều kiện, nên xác lập giống ngân hàng và bảo hiểm, quỹ dự trữ bắt buộc bằng 0,5% doanh thu do DN tự bỏ ra. | |
|